Tác động tới địa lý Cực_đại_băng_hà_cuối_cùng

Vào thời kỳ băng hà cực đại mực nước biển hạ thấp, lúc cao nhất là 150 m và thường ở mức 120 m. Khi đó nhiều vùng thềm lục địa hiện nay lộ ra là đất liền.

Tại Đông Nam Á thềm Sunda nối liền các vùng bán đảo Malay, Sumatra, Borneo, Java, Madura, Bali và các đảo nhỏ xung quanh vào đất liền, có tổng diện tích khoảng 1,85 triệu km2.[6][7] Vùng đất liền nhau này được đánh dấu bằng "đường Wallace", phân tách bởi biển với vùng chuyển tiếp giữa châu Á và Australia. Người tiền sử đã chiếm cứ các vùng đất này, còn các loài thú như voi, hổ báo, lợn, trâu bò... di chuyển từ đất liền sang các đảo liền kề.

Tại đông bắc châu Á cầu nối đất liền Beringia tái xuất hiện, dẫn đến di cư qua lại của các dòng người giữa đông bắc Á và châu Mỹ.[8][9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cực_đại_băng_hà_cuối_cùng http://geopub.nrcan.gc.ca/moreinfo_e.php?id=214399 http://instaar.colorado.edu/QGISL/ak_paleoglacier_... http://adsabs.harvard.edu/abs/2009Sci...325..710C http://adsabs.harvard.edu/abs/2017NatSR...740338P http://www.si.edu/Encyclopedia_SI/nmnh/origin.htm http://pmip.lsce.ipsl.fr/ http://pmip.lsce.ipsl.fr/publications/pub21k.shtml http://pmip2.lsce.ipsl.fr/ //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5216412 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19661421